External link là gì? Tại sao nhiều seoer lại ghét external link?

External link (liên kết ngoài) là một siêu liên kết dẫn đến một trang hoặc tài nguyên ngoài website. External link tạo sự kết nối giữa các website, về cơ bản external link trên website của anh chị chính là backlink mà website đích sẽ nhận được.

External link (liên kết ngoài) là một siêu liên kết dẫn đến một trang hoặc tài nguyên ngoài website. External link tạo sự kết nối giữa các website, về cơ bản external link trên website của anh chị chính là backlink mà website đích sẽ nhận được.

Nhiều SEOer tin rằng website của họ sẽ mất đi “juice link” khi họ liên kết tới các website khác và vì thế họ cho mọi external link là “nofollow” hoặc tiêu cực hơn là loại bỏ hoàn toàn external link ra khỏi website của mình, cài đặt thêm plugin chuyển hướng cho các liên kết ngoài (tạo một url trên website của anh chị rồi chuyển hướng đến website khác). Tuy nhiên, không có bằng chứng nào ủng hộ quan điểm này.

Việc liên kết tới các website khác nếu có liên quan, sẽ giúp nội dung của anh chị hữu ích hơn và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Và về cơ bản đó là cách hoạt động của internet, một website nếu chỉ nhận backlink mà không có bất kì một external link nào có vẻ là một ý tưởng không tốt.

CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG EXTERNAL LINK

Anh chị không nên xây dựng external link chỉ vì một số lợi ích của chúng cho SEO mà cần đặt mình vào tâm thế của người đọc để thêm external vào bài viết cho hợp lý:

  • Các liên kết bên ngoài tốt trỏ đến nội dung liên quan hỗ trợ các điểm chính của anh chị và cung cấp ngữ cảnh. Ví dụ: anh chị có thể liên kết đến số liệu thống kê, nghiên cứu, đồ họa thông tin hoặc video hỗ trợ cho tuyên bố của anh chị hoặc cung cấp thêm thông tin.
  • Ưu tiên liên kết nội bộ (internal link) trước, nếu website của anh chị không có bài viết để giải thích cho người đọc về thuật ngữ, từ khoá được nhắc đến lúc đó anh chị mới cần sử dụng đến external link.
  • Mật độ external link và internal link vừa phải. Mỗi đoạn văn từ 4 đến 5 dòng nên có từ 1 đến 2 liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Mỗi bài viết nên có ít nhất từ 1 external link trở nên.

– Đối với phần này, không có một công thức nào hoàn hảo, mật độ tốt nhất phụ thuộc vào “trải nghiệm của người dùng” và bot google. Hãy làm 1 cách tự nhiên nhất theo cảm nhận của bản thân.

XÂY DỰNG EXTERNAL LINK ĐẾN CÁC NGUỒN CÓ THẨM QUYỀN

Chất lượng của các liên kết ngoài là vô cùng quan trọng, anh chị chỉ nên xây dựng external link đến các website đáng tin cậy và có thẩm quyền, các trường hợp em thường sử dụng external link là:

  • Xây dựng liên kết đến các website uy tín nhất trong ngành của anh chị, các trang gov, edu.
  • Xây dựng liên kết đến các nguồn kiến thức, thông tin uy tín Wikipedia, Forbes, các tờ báo lớn.
  • Xây dựng liên kết đến các bài viết, video của các chuyên gia trong ngành của anh chị trên Youtube, Linkedin, Twitter, Facebook,…
  • Xây dựng liên kết đến các bài viết, video trên các kênh social của anh chị như Youtube, Linkedin, Twitter, Facebook,…
  • Xây dựng liên kết đến các website, blog liên quan đến chủ đề website của anh chị nhưng không phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp (đối với trường hợp này em sẽ đưa website đó vào Semrush hoặc Ahrefs xem biểu đồ phát triển traffic của website đó có tốt không).
  • Không xây dựng liên kết đến các website của đối thủ trực tiếp của anh chị.

CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG EXTERNAL LINK

1. Số lượng external link phải nhỏ hơn số lượng internal link và backlink

Anh chị cần xây dựng external link nhưng không có nghĩa là anh chị có thể lạm dụng nó. External cần tương quan với số lượng backlink mà website anh chị nhận được. Thông thường em sẽ để số lượng external link bằng ½ hoặc ⅔ so với số lượng backlink mà website mình hiện có.

Với các website mới xây dựng, chưa có nhiều backlink thì mình chỉ nên để mỗi bài viết 1 đến 2 external link đến các website có thẩm quyền cực cao như wikipedia, youtube,…

2. Sử dụng thuộc tính “nofollow” đến nguồn mà anh chị không tin tưởng

Em không khuyên mọi người sử dụng thuộc tính “nofollow” nếu anh chị đã hiểu rõ tác dụng của external link cũng như sử dụng nó đúng cách theo các tiêu chuẩn mà mình đã đặt ra ở trên. Tuy nhiên, có một số website, blog mà anh chị chưa biết nó có uy tín hay không, anh chị có thể sử dụng thuộc tính “nofollow”

3. Tối ưu hoá văn bản neo (anchor text)

Văn bản neo giúp người dùng và Google hiểu nội dung của trang hoặc trang bên ngoài, nâng cao trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến cách xếp hạng website. Một số mẹo để đảm bảo văn bản liên kết của anh chị thân thiện với SEO bao gồm:

  • Sử dụng văn bản mô tả ngắn gọn, có liên quan (ngược lại với văn bản chung chung hoặc lạc đề). Anh chị nên sử dụng văn bản liên kết mô tả trên tất cả các liên kết để người đọc hiểu liên kết sẽ đưa họ đến đâu. Google có một hướng dẫn văn bản liên kết hữu ích nhưng ít được biết: https://developers.google.com/style/link-text
  • Định dạng liên kết sao cho dễ nhận biết (có thể phân biệt rõ ràng giữa văn bản thông thường bằng màu sắc, gạch chân, in nghiêng,…)

4. Nhúng video Youtube, bài đăng Facebook, Twitter vào bài viết

Ngoài việc thêm external bằng văn bản neo, anh chị cũng có thể nhúng trực tiếp các video Youtube, bài đăng Twitter, Facebook vào trong bài viết của mình.

5. Kiểm tra trạng thái external link định kì hàng tháng

Theo thời gian có thể một vài external link không còn hoạt động, dẫn đến các trang 404 ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, hoặc các website mà anh chị xây dựng liên kết đến bị phạt. Mỗi tháng anh chị nên sử dụng Screaming Frog hoặc Semrush, Ahrefs kiểm tra tình trạng của các external link, nếu có link nào bị hỏng anh chị nên thay thế nó bằng bài viết khác có nội dung tương đương.

Có thể anh chị quan tâm tới cách sử dụng Screaming Frog: https://www.facebook.com/groups/nghienseo/posts/1291484294854904/

6. Sử dụng G Natural Language (NLP) để tìm kiếm các thực thể, từ khoá ngữ nghĩa để xây dựng external link

Bạn có thể sử dụng trình kiểm tra ngôn ngữ tự nhiên của Google: https://cloud.google.com/natural-language, copy/paste bài viết của bạn để xem cách Google hiểu và đọc bài viết của anh chị, kiểm tra các thực thể, chuyên mục được đề cập đến trong bài viết và sử dụng chúng để xây dựng external link.

Anh chị có thể xem ví dụ sau đây để hiểu hơn về cách làm này: https://invisiblegraph.com/semantic-stories/does-structured-data-markup-influence-eeat/.

SỬ DỤNG EXTERNAL LINK TRONG SCHEMA

Ngoài sử dụng external link trong bài viết bạn có thể thêm chúng vào trong lược đồ (schema) để Google hiểu hơn về nội dung của bạn (google vẫn tính đây là các external link).

Để làm được điều này, tôi sử dụng công cụ topicalrelevance.com, anh chị chỉ cần nhập entities chính trong bài viết của mình, công cụ sẽ gợi ý các từ khoá và thực thể liên quan, nó cũng sẽ tạo ra một schema liên kết đến các thực thể này. Anh chị chỉ cần dọn dẹp các từ khoá và thực thể dư thừa không có ý nghĩa, thêm schema này vào bài viết và bạn sẽ thấy thứ hạng của mình được cải thiện.

Bài viết của anh Hiếu Nguyễn – đến từ SEO Chữa Lành. chia sẻ trên Group Nghiện SEO.